CÁCH CHĂM GÀ TỚI PIN HIỆU QUẢ NHẤT

Để sở hữu cho mình một chiến kê có một thân hình khỏe mạnh, dẻo dai, khả năng chống chịu lực đòn tốt, tạo ra được lực phản đòn mạnh, dứt khoát, nhanh thì cần có cả một quá trình tập luyện và chăm sóc từ nhỏ, hôm nay admin sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm gà pin nhất nhé!

CHĂM GÀ TỚI PIN HIỆU QUẢ NHẤT NĂM 2022
CHĂM GÀ TỚI PIN HIỆU QUẢ NHẤT NĂM 2022

Gà tới pin là gì?

“Gà tới pin” là một cụm thuật ngữ được dùng cho gà chiến khi đạt đến mức độ hưng phấn nhất, lúc này thể lực, sức lực và tinh thần đạt ở trạng thái tối đa, giống như một thiết bị đã sạc đầy pin 100%, nhưng không phải ai cũng hiểu được thuật ngữ này, đặc biệt là những tân cược hay các sư kê mới vào nghề.

Khi nào thì gà đá đã tới pin?

Để xác định được một chú gà chiến đã tới pin hay chưa thì cần người quan sát phải đầy đủ kinh nghiệm để phán đoán được chính xác tình trạng của gà chiến. Một chú gà đã tới pin thường có các dấu hiệu sau:

  • Gà ăn khỏe, tiêu hóa tốt.
  • Gà đá sung mãn, hưng phấn, sẵn sàng nhảy số vào đối thủ.
  • Phần lông gà bóng mượt, dày khỏe
  • Tiếng gáy to, vang, liên hổi
  • Phần da dẻ có màu đỏ tươi, xuất hiện các vùng như vảy hàng biên, hốc nách, khóe miệng
  • Đùi gà nở ra, chạm vào cảm thấy săn chắc, cứng cáp, các khớp chắc khỏe.

Hướng dẫn chăm sóc gà mau tới pin

Đây chắc có lẽ là phần bạn trông chờ đúng không nào, nhưng để một chú gà đạt đến giới hạn tối đa không phải mua về là dạt được ngay, đòi hỏi chúng ta phải qua một thời gian dài chăm sóc từ khi chúng còn là con non.

Giai đoạn 1: Chọn con giống

Để có được một chiến kê khỏe mạnh thì chúng phải thừa hưởng bộ gen trội từ bố mẹ:

+ Gà bố: phải có hình dáng đẹp, sức dẻo dai, cách ra đòn hay.

+ Gà mẹ: gà nòi hung dữ, hiếu chiến, gà con khi thừa hưởng tính cách này sẽ ít bị rót, bỏ đá.

  • Loại bỏ những con khuyết tật, con yếu, chậm lớn, khi lớn hơn cần dựa vào hình dáng bên ngoài như tướng tá, chân, mào,… không phải gà con nào cũng đá tốt do đó cần phải lựa chọn kỹ càng.

Giai đoạn 2: Vỗ béo

  • Cách ngày cho uống 1 viên Vitamin A+D3, E.
  • 5 Ngày 1 lần uống 1 viên Phariton
  • Mỗi ngày 2 cử lúa (không ngâm lúa qua đêm khi vào diều sẽ không tốt cho gà).
  • Cho ăn mồi cách ngày. (gồm 15 dế con hoặc 30 con sâu hoặc 60g thịt bò, lươn con, tép, các chép con,…)
  • Bổ sung thêm rau: ăn vừa đủ, mỗi ngày 1 cử. Một số loại rau như: xà lách, giá, rau muống,… trong rau có vitamin K rất tốt, giúp giải độc, giảm nhiệt…
  • Dùng thêm một số phụ gia như tỏi, gừng, trà,… giúp cải thiện sức khỏe gà chọi.

Lưu ý: gà ở giai đoạn này nên nhốt vào chuồng nhỏ, không nên thả ra ngoài.

Giai đoạn 3: Giảm mỡ

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, bắt đầu giai đoạn 3, chúng ta cho gà vân động nhiều hơn, giảm hàm lượng dinh dưỡng lại.

Cho gà quần bội  lần ngày mỗi lần kéo dài tầm 10 phút.

Khi gà bắt đầu dạn hơn, bạn thả lang ngày 3 làn, mỗi lần 20 phút.

Về chế độ ăn uống của gà trong khoảng thời gian này thì:

  • Ngày ăn 2 cử, mỗi cử 70 hạt thóc.
  • Rau: xà lách, giá,… ăn đến khi no.
  • Mồi: một tuần 1 lần, mỗi lần 10 con sâu hoặc 8 con dế hoặc 20g thịt bò,…
  • Vitamin:

+ Uống 100mg Vitamin B1, B2 mỗi ngày.

+ Cách 2 ngày 1 lần 1 viên Vitamin B6, B12.

+ Cách 1 ngày 1 viên Vitamin A+D3, E.

Cách luyện tập gà mau tới pin

  • Gà đá, gà chọi cựa sắt có lực bằng 4 lần vần đòn, 3 kỳ vần hơi.
  • Chạy lồng, chạy bội
  • Quần mái, quần người
  • Quần sương dãi nắng để nâng cao sức bền bỉ.

Chăm sóc gà đá tưới pin sau mỗi trận đấu

  • Xử lý vết thương sạch sẽ, tránh bị nhiềm trùng
  • Xử lý đàm trong họng để tránh bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.
  • Cho gà ăn nhẹ cháo cơm để dễ tiêu hóa.
  • Dùng thêm thuốc kháng sinh EN 150 để tránh nhiễm trùng, bổ sung thêm vitamin B1 để nhanh hồi sức.
  • Để gà nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có gió lùa.

Lời kết: trên đây là một số chia sẻ để bạn có thể chọn lựa và chăm sóc chú chiến kê của mình nhanh tới pin nhất, hy vọng bạn sẽ sớm có được chiến kê dũng mãnh nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

reg-acc-3 zalo_1.png hl_1.png hl_1.png hl_1.png